NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO - XU HƯỚNG TẤT YẾU

Fri 24/12/2021

Xã hội phát triển, nhu cầu sử dụng điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt ngày càng tăng. Trong bối cảnh nguồn năng lượng hóa thạch đang dần khan hiếm, việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) được xem là xu hướng tất yếu và là một trong những giải pháp quan trọng góp phần khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên, tái tạo nguồn điện, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ hội phát triển năng lượng tái tạo

Được sự khuyến khích của Nhà nước, đến nay, tổng công suất nguồn năng lượng tái tạo lắp đặt đạt 20.644MW; trong đó, thủy điện chiếm 29,6%; năng lượng mặt trời là 22,57%; năng lượng gió là 5,16%; khí chiếm 10%; dầu xấp xỉ 2% và sinh khối chiếm 0,28%. Điều đó cho thấy, tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam là rất lớn và dư địa phát triển rất dồi dào.

Với những lợi thế về vị trí địa lý như: đường bờ biển Việt Nam dài hơn 3260 km, tốc độ gió trung bình 7m/s, các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ và Nam Trung bộ có bức xạ mặt trời cao trung bình 1.387-1.534 Kwh/KWp/năm, những lợi thế tự nhiên này đã tạo ra sức hút lớn về đầu tư vào điện gió và điện mặt trời. Bên cạnh đó, với diện tích rừng lớn, chỉ riêng tại Cà Mau, lượng khai thác và các chế phẩm từ gỗ đạt khoảng 225.000-300.000 tấn/năm cũng là tiềm năng lớn để phát triển điện sinh khối.

Chi phí xây dựng lắp đặt ngày càng giảm. Chi phí sản xuất điện quy dẫn (LCOE) đối với điện mặt trời tại Việt Nam đã giảm 106% trong vòng bốn năm trở lại đây. Dự kiến đến năm 2022, đầu tư vào điện gió trên đất liền sẽ rẻ hơn đầu tư vào nhà máy nhiệt điện than mới. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thế mạnh về sản xuất và đã có những nhà máy chuyên sản xuất tấm quang năng, cũng như sở hữu cơ sở hạ tầng và mạng lưới truyền tải vững chắc.

Sơn Phúc định hướng phát triển bền vững từ ngành năng lượng sạch.

Để góp phần khai thác hiệu quả những tiềm năng của NLTT, góp phần phát triển kinh tế bền vững ở các địa phương, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, Tập đoàn Sơn Phúc định hướng phát triển NLTT là lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn, phát triển lâu dài theo những chuẩn mực quốc tế.

Đến nay, Sơn Phúc đã hoàn tất quá trình nghiên cứu và hoàn thiện hồ sơ một số dự án lớn trọng điểm tại các tỉnh thành khu vực miền Bắc như: Bắc Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Sơn La, miền Trung và miền Nam của Việt Nam với các hạng mục sản xuất năng lượng tái tạo như: Điện khí LNG, điện gió, điện năng lượng mặt trời….

Với tư duy phát triển bền vững và đón đầu, Sơn Phúc luôn định hướng và hành động với mong muốn góp phần phát triển công nghiệp xây dựng, thương mại, dịch vụ và thị trường bất động sản, khai thác sử dụng hiệu quả quỹ đất hoang, khô và góp phần vào phát triển hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn. Ngoài ra, ngành năng lượng tái tạo sẽ tạo ra được nhiều việc làm mới với thu nhập trên mức trung bình tại các tỉnh thành của Việt Nam.

Tập đoàn Sơn Phúc định hướng phát triển NLTT bền vững theo chuẩn mực quốc tế

TIN CÙNG DANH MỤC
TÌM KIẾM TỪ KHÓA
Sơn Phúc